NHẬP ĐỀ 2

 

Tinh Thần Và Chân Lư

 

Cầu Nguyện: Tác Động

 

Theo các định nghĩa thông thường từ trước đến nay th́:

 

- Cầu Nguyện là nâng ḷng lên với Chúa;

 

- Cầu nguyện là chuyện văn với Chúa.

 

Phải chăng, những tác động “nâng ḷng lên với Chúa” và “chuyện văn với Chúa” là những tác động “giao tiếp với Thiên Chúa”?

 

Thật vậy, tất cả ư nghĩa và thực tại của việc cầu nguyện là ở tại tác động “giao tiếp với Thiên Chúa”. H́nh ảnh sống động và điển h́nh nhất, mô phạm của việc cầu nguyện này là h́nh ảnh Người (Chúa Giêsu) lên núi cầu nguyện, thức cả đêm giao tiếp với Thiên Chúa” (Lc 6:12). Chúa Giêsu lên núi làm ǵ? - Cầu nguyện. Người cầu nguyện như thế nào? - Giao tiếp với Thiên Chúa.

 

Cầu Nguyện: Tinh Thần

 

Nếu “cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa” th́ làm thế nào để con người là loài

“sinh bởi xác thịt là xác thịt” (Gn 3:6) có thể giao tiếp với “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gn 4:24)?

 

Phải chăng, con người phải cầu nguyện với Thiên Chúa “trong tinh thần và chân lư” (Gn 4:24). Nghĩa là, con người sinh bởi xác thịt muốn cầu nguyện với Thiên Chúa là Thần Linh phải giao tiếp với Ngài trong tinh thần và chân lư?

 

Đúng thế, v́ Thiên Chúa là Thần Linh, nên xác thịt không thể cảm thấy Ngài hay trông thấy Ngài hoặc chạm đến Ngài như một vật thể hữu h́nh hữu tượng. Chỉ có tinh thần của con người mới có khả năng giao tiếp với Ngài mà thôi, khả năng nhận biết Ngài bằng trí khôn và yêu mến Ngài bằng ḷng muốn. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa không tỏ ḿnh ra cho con người, th́, dù tinh thần con người có khả năng để nhận biết và mến yêu Ngài đi nữa, tự họ cũng không biết Ngài là ai và như thế nào để có thể gặp được

Ngài và giao tiếp với Ngài.

 

Chính chân lư là thực tại về Thiên Chúa, là những ǵ Thiên Chúa tỏ ra cho con người biết về Ngài, mới là đối tượng trực tiếp cho tinh thần của con người khi họ muốn giao tiếp với Thiên Chúa. Bởi thế, tinh thần con người phải “được thánh hoá trong chân lư” (Gn 17:19) nữa nó mới có thể và xứng đáng “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần

Linh”. Bằng không, con người có thể dễ dàng trở thành những kẻ tôn thờ ngẫu tượng là những ǵ do con người nghĩ ra và làm ra. Nghĩa là, thay v́ con người giao tiếp với

Thiên Chúa là Thần Linh trong Chân Lư là thực tại chân thật về Ngài, th́ họ lại giao tiếp với chính ḿnh họ nơi những ǵ họ nghĩ ra, chẳng khác ǵ “họ ngoại t́nh với ngẫu

tượng của ḿnh” (Ez 23:37). Một khi con người c̣n ngoại t́nh với ngẫu tượng của ḿnh, tức ngoại t́nh với chính ḿnh, đều trở thành ô uế (Ez 20:31), bất xứng với

Thiên Chúa là Thần Linh vô cùng toàn thiện. Do đó, muốn giao tiếp với Ngài, con người phải được thanh tẩy và thánh hoá trong chân lư là v́ vậy.

 

Các Giai Đoạn Trong Tiến Tŕnh Cầu Nguyện.

 

Thế nhưng, để con người nói chung và tinh thần con người nói riêng có thể thanh sạch, xứng đáng giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh, tự con người không thể làm được, nếu không có chính Thiên Chúa giúp. Và, nếu không có ǵ ngoại lệ, Thiên Chúa cũng không “thánh hoá trong chân lư” một cách chớp nhoáng con người sinh bởi xác thịt.

B́nh thường, Ngài sẽ thánh hoá tinh thần con người trong chân lư để họ có thể xứng đáng giao tiếp với Ngài qua bốn giai đoạn, mà cả cuộc đời của họ là thời gian Ngài dùng, bằng cách làm cho họ càng ngày càng đâm rễ sâu hơn trong chân lư, tức trong Chúa Kitô (x.Gn 14:6) là Đấng mà qua Người Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra cho thế gian (x.Gn 13:31): “Hăy đâm rễ trong Người (Chúa Giêsu Kitô) và lớn lên trong Người” (Col 2:7), cho đến khi “Đức Ái (là tinh thần của Chúa Kitô) đâm rễ sâu trong đời sống của anh em. Nhờ đó, anh em có thể cùng với tất cả các thánh hoàn toàn thấu triệt chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu của T́nh Yêu Chúa Kitô, và nghiệm thấy T́nh Yêu này vượt trên mọi hiểu biết, để anh em đạt đến sự viên toàn của chính Thiên

Chúa” (Eph 3:17-19).

 

Cuộc đời con người sống với Thiên Chúa ra sao đều hệ tại chỗ này, chỗ họ có hiểu biết Thiên Chúa hay không, có đâm rễ sâu trong chân lư và chân lư có đâm rễ sâu trong họ hay không. Nếu có, họ sẽ càng ngày càng giao tiếp với Thiên Chúa cách mật thiết và bền vững hơn, càng nên thánh và sống trọn lành hơn; bằng không, họ vẫn c̣n có thể xúc phạm đến Ngài bằng những tội lỗi trọng hèn, vô ư hay cố ư.

 

Vậy, có thể so sánh Chúa Kitô, chân lư mà con người nói chung và tinh thần của họ nói riêng được thánh hoá để xứng đáng giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh, như một hạt giống, và nhân tính con người là môi trường cho hạt giống nẩy sinh và phát triển, trong đó, thể xác của con người là đất và tinh thần của họ là tính chất của đất. Qua dụ ngôn gieo giống (x.Mt 13:4-7,19-23), hạt giống chỉ có thể mọc lên sinh hoa trái chỉ khi nào nó có thể đâm rễ sâu trong ḷng đất là tinh thần bề trong của con người mà thôi. Nếu,

dụ ngôn gieo giống này được áp dụng vào đời sống của người Kitô Hữu, th́:

 

CHÂN LƯ: là hạt giống Đức Tin đă được Thiên Chúa chính thức gieo nơi con người từ khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nơi hạt giống Đức Tin ngay từ ban đầu này có tất cả Chúa Kitô là Chân Lư, Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc họ và thánh hoá họ, Đấng

mà Thiên Chúa đă quá yêu thế gian nên đă ban cho thế gian.

 

TINH THẦN: là phần trực tiếp chứa đựng hạt giống Đức Tin. Đúng thế, con người đă dùng ư muốn là tài năng của linh hồn ḿnh để chấp nhận Chúa Kitô, Đối Tượng và Trung Tâm của Đức Tin, Đấng đă tỏ Ḿnh ra cho họ qua chứng mà họ nhận được nơi Giáo Hội nói chung và nơi một chi thể nào đó của Giáo Hội nói riêng. C̣n thân xác của con người là phần trực tiếp với chứng Đức Tin mà ḷng muốn của họ chấp nhận, tức

phần trực tiếp nh́n thấy hay nghe thấy những ǵ liên quan đến đức tin, đến Chúa Kitô, đến Ơn Cứu Chuộc, đến phần rỗi đời đời. Như thế, thân xác của con người là phần trực tiếp với vỏ của hạt giống Đức Tin, tức phần bên ngoài của Chân Lư, của hạt giống

Đức Tin, hay những dấu chứng của Đức Tin, của Chân Lư; c̣n linh hồn của con người mới là phần trực tiếp với ruột của Đức Tin, tức với chính Chúa Kitô, Đấng là Chân Lư mà họ chấp nhận qua chứng được thân xác của họ nghe hay thấy. Ngoài ra, thân xác của con người cũng là phần tiếp nhận Nước Rửa Tội để linh hồn của họ được thanh tẩy và thánh hoá trong chân lư. Bởi thế, từ ngay sau khi lănh nhận Nước Rửa Tội, cả con người, gồm hồn và xác, của người Kitô Hữu đă trở nên môi trường cho hạt giống đức tin gieo vào, nẩy mầm, phát triển và sinh hoa trái.

 

ĐIỂN H̀NH: Nếu bản chất của việc cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa, th́, c̣n ai được giao tiếp với Ngài, qua Chúa Kitô, Thiên Chúa ở giữa loài người (x.Gn 1:14),

một cách trực tiếp, ngoài Đức Mẹ và thánh Giuse, bằng các thánh Tông Đồ. Nếu tinh thần của việc cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong Tinh Thần và Chân Lư, th́, dù được trực tiếp với Thiên Chúa ở giữa loài người đấy, các thánh Tông Đồ là những chứng nhân đích thực của Người cũng phải trải qua những giai đoạn hiểu

biết Người mỗi ngày một hơn, tương xứng với việc Người tỏ ḿnh ra cho các vị. Các vị càng không hiểu về Chúa Kitô, Thiên Chúa ở giữa loài người, Đấng đă tuyển chọn ḿnh, nếu các vị chỉ căn cứ vào những ǵ bề ngoài nơi Người do giác quan, lư trí

hay t́nh cảm của các vị thấy được, hiểu được hay cảm được Người. Chính v́ thế, dù được sống gần gũi, được giao tiếp thường xuyên hơn ai hết với Chúa Kitô, qua một thời gian không phải là ngắn, các vị vẫn phải đối diện với câu hỏi: “Phần các con, các

con cho Thày là ai?” (Mt 16: 15). Bởi v́, chỉ bao giờ các thánh Tông Đồ hiểu được Chúa Kitô, các vị mới đối xử với Người, mới giao tiếp với Người một cách xứng đáng như thực sự Người là mà thôi, bằng không, các vị vẫn có thể xúc phạm đến Người như thường!

 

Cầu Nguyện: Giai Đoạn Một.

 

CHÂN LƯ: Chúa Kitô, nơi hạt giống Đức Tin, được Thiên Chúa gieo vào con người từ sau khi họ lănh nhận Nước Rửa Tội. Trong giai đoạn đầu tiên này, hạt giống Thần Linh rơi trên vệ đường, nơi không phải là đất, và bị chim trời đến ăn mất (x.Mt 13:4).

 

TINH THẦN: Trong giai đoạn đầu tiên này, hạt giống Đức Tin chứa đựng Chúa Kitô được con người chấp nhận bằng cảm quan của họ mà thôi là những ǵ không thể hiểu được Đức Tin chân chính. Tức là, dù có Đức Tin trong ḿnh, người Kitô Hữu ở trong giai đoạn cầu nguyện thứ nhất này, giai đoạn giao tiếp thoạt tiên với Thiên Chúa này, vẫn sống theo ngũ quan và cảm giác của họ để t́m thỏa măn đam mê và nhu cầu một cách hoàn toàn tự nhiên, không v́ Chúa và theo Đức Tin ǵ cả. Do đó, đối với họ, hạt

giống Đức Tin trong họ chẳng khác nào như được gieo nơi vệ đường, v́ chẳng mọc được chút rễ nào, nên dễ bị mất đi khi ma qủi cám dỗ. “Hạt giống rơi vào vệ đường là kẻ nghe tin mừng về Nước Thiên Chúa mà không hiểu ǵ cả. Ma quỷ đến quỗm mất những ǵ được gieo trong tâm trí của họ” (Mt 13:19-20).

 

ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn cầu nguyện thứ nhất này, có thể nói, đó là trường hợp các thánh Tông Đồ bắt đầu gặp gỡ và sống với Chúa Kitô. Giai đoạn này là giai đoạn “đến mà xem” (Gn 1:39) của các vị. Tức giai đoạn các vị tự t́m hiểu về Chúa Kitô theo nhận xét bề ngoài của ḿnh. Và, nhận xét đầu tiên của các thánh Tông Đồ về Chúa Giêsu là: “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng phải tuân lệnh của Người” (Mt 8:27). Phải chăng, trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ đă được Ơn Kính Sợ Thiên Chúa? Không phải hay sao, các vị đă biết chạy đến kêu cầu với Chúa Kitô trong lúc lâm nguy: “Chúa ơi, cứu chúng con với, kẻo chúng con chết mất thôi” (Mt 8:25). Tuy nhiên, không phải v́ thế mà các thánh Tông Đồ đă có thể giao tiếp với Thiên Chúa một cách bền bỉ, như đă đâm rễ sâu trong Ngài. Và, v́ chưa hiểu biết Chúa Kitô thực sự như Người là để có thể giao tiếp với Người cách xứng đáng, mà “nhiều môn đệ đă bỏ đi, không thuộc về nhóm của Người nữa” (Gn 6:66).

 

Cầu Nguyện: Giai Đoạn Hai

 

CHÂN LƯ: Hạt giống Đức Tin chứa đựng toàn thể Chúa Kitô được Thiên Chúa gieo vào con người sau khi họ được đổ Nước Rửa Tội đang âm thầm mọc lên trong họ tùy theo tinh thần đón nhận và cộng tác của họ. Trong giai đoạn này, hạt giống Đức Tin rơi vào sỏi đá là những ǵ không phải là đất, v́ thế nó không có rễ và đă chết đi khi bị mặt trời thiêu đốt (x.Mt 13:6).

 

TINH THẦN: Trong giai đoạn này, người Kitô Hữu đă bớt đi những ǵ là cảm quan hời hợt bề ngoài, và bắt đầu đi vào bề trong. Chân Lư đă được người Kitô Hữu hiểu biết bằng lư trí của họ, và, mặc dù chưa thấu triệt được hoàn toàn Chân Lư được gieo trong

ḷng ḿnh, họ vẫn cảm thấy vui v́ những khám phá mới lạ về Chân Lư, về Thiên Chúa của họ.

Thế nhưng, dù sao, lư trí nông cạn của con người cũng không thể nào chứa đựng và ḍ thấu toàn thể Chân Lư. Nhiều khi chỉ sống theo lư trí, người ta sẽ bị chủ quan, cho rằng tất cả những ǵ ḿnh nghĩ ra đều là Chân Lư, rồi yêu Chân Lư do ḿnh nghĩ ra, thậm chí bất chấp cả Quyền Giáo Huấn Tối Thượng của Giáo Hội. Đối với thành phần Kitô Hữu ở trong giai đoạn này, chỉ có một điều có thể làm họ thay đổi chân lư chủ quan

cố chấp như sỏi đá của họ là thử thách bất lợi cho họ: “Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ nghe Tin Mừng và đầu tiên nhận lấy cách vui vẻ. Song v́ không có rễ nên họ chỉ tồn

tại một thời gian. Khi bắt bớ xẩy đến v́ Tin Mừng, họ liền vấp phạm” (Mt 13:20-21).

 

ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn này, Chúa Giêsu là Chân Lư đă cho các Tông Đồ nghe bài giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi (x.Mt 5-7), nghe một loạt dụ ngôn về Nước Trời (x.Mt 13), và chứng kiến tận mắt bánh hoá ra nhiều lần thứ nhất (x.Mt 14:13-21). Phải chăng, nhờ đó, các Tông Đồ đă hiểu biết Người hơn và tin vào Người hơn. Đến nỗi, “’'Chúa ơi, nếu quả thật là Chúa, hăy truyền cho con đi trên nước đến với Chúa'. 'Hăy đến' Người phán. Vậy Phêrô bước ra khỏi thuyền và bắt đầu đi trên nước tiến đến với Chúa Giêsu” (Mt 14:28-29). Tuy nhiên, chỉ trong chốc lát, cho đến “khi ông (Phêrô) thấy gió thổi mạnh liền trở nên sợ hăi th́ ông bắt đầu ch́m xuống mà kêu lên: 'Chúa ơi, cứu con với'” (Mt 14:30). Vừa thấy Chúa, thánh Phêrô vui mừng đến quên hết mọi sự, như kẻ nhận lấy Tin Mừng một cách vui vẻ. Thế nhưng, v́ không có rễ, nên họ đă không đứng vững, cũng như thánh Phêrô, chỉ v́ tự ḿnh không hoàn toàn tin vào Chúa ngay từ đầu, qua lời phát biểu nước đôi: “Nếu qủa thật là Chúa...”, nên, kết cục, dù có nhờ Lời Chúa toàn năng mà ông đi trên nước được một lúc, cuối cùng tự ông cũng “bắt đầu ch́m xuống” khi gặp sóng gió thử thách. Dầu sao, trong trường hợp này, thánh Phêrô cũng vẫn tỏ ra có Ơn Kính Sợ Chúa khi biết tin tưởng kêu cầu Người: “Chúa ơi, cứu con với”, và tất cả các Tông Đồ như được Ơn Tri Thức về Người hơn: “C̣n nghi ngờ ǵ nữa, Người đúng là Con Thiên Chúa!” (Mt 14:33).